TIN TỨC

Ngành nghề bất động sản Việt Nam, khách sạn thay đổi phương thức kinh doanh

Bất động sản Việt Nam đứng trước thời kỳ Covid đối với một số mô hình khách sạn, nhà nghỉ gặp khá nhiều khó khăn. Có một số nơi phải đóng cửa vì không có khách du lịch, nhiều khách sạn cao cấp hiện đã chuyển đổi hình thức kinh doanh để cố gắng tồn tại qua thời điểm khó khăn chung này của đất nước.

Những khách sạn nhanh chóng chuyển đổi hình thức kinh doanh

Đứng trước tình hình dịch bệnh, đây là khó khăn chung cho cả nước cũng như toàn thế giới. Và đặc biệt các khách sạn nhận thấy việc chuyển đổi hình thức thành các cơ sở lưu trú là một giải pháp thay thế hấp dẫn vì nó đảm bảo rằng các phòng sẽ được lấp đầy từ 14 đến 15 ngày. Họ có thể tính mức giá cao hơn bình thường cho các đợt lưu trú, trong đó cung cấp dịch vụ ăn uống mỗi ngày.

Điển hình như khách sạn FLC Grand Hotel Hạ Long, cơ sở 5 sao trên Vịnh Hạ Long đã tiếp đón 500 du khách Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6. Hóa đơn cho một kỳ nghỉ 14 đêm tại khách sạn này lên tới khoảng 44 triệu đồng (1.900 USD).

Ngay cả khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi đã dành khoảng 900 phòng kể từ tháng 6 cho những người nước ngoài cần cách ly. Giá phòng tại địa điểm từng diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều năm 2019 giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong Un thường rơi vào khoảng 6,5 triệu đồng/đêm.

Tất cả các du khách nhập cảnh vào Việt Nam hầu như đều phải thực hiện việc cách ly theo đúng với quy định của chính phủ, thời gian cách ly là 14 ngày. Các công dân Việt Nam thường đến các cơ sở chuyên dụng do chính quyền địa phương quản lý, trong khi công dân nước ngoài sẽ được lưu trú tại một vài khách sạn.

Các khách sạn dùng phòng làm cơ sở cư trú cho người cách ly

Hiện có hơn 200 khách sạn đã biến tổng số 18.000 phòng thành các cơ sở lưu trú trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Họ đã cung cấp chỗ ở cho các khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác. Các khách sạn cho biết họ rất sẵn sàng cho việc tiếp đón cả người thân của những du khách nước ngoài.

Trong tháng 7, Việt Nam đã đón khoảng 14.000 lượt khách quốc tế, giảm 98,9% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê.

Tỷ lệ phòng được sử dụng tại các khách sạn 5 sao do các du khách nước ngoài thuê tại những thành phố lớn đã giảm mạnh từ 10% xuống chỉ còn 5%. Thế nhưng, những khách sạn vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động vì đóng cửa tạm thời sẽ gây khó khăn cho việc đảm bảo lượng khách hàng khi họ mở cửa trở lại.

Sau khoảng thời gian 100 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng, Việt Nam đã phải đối mặt với đợt bùng phát dịch mới vào cuối tháng 7 khi xuất hiện một ổ dịch ở Đà Nẵng và hiện đang lây lan rộng ra khắp cả nước. Ngành du lịch rồi một lần nữa phải đối mặt với sự khó năm trong năm 2020.

Thông qua những sự kiện trên phần nào chúng ta cũng thấy được rằng tình hình dịch bệnh kéo dài đã dẫn đến không ít ảnh hưởng đến với ngành bất động sản của nước ta nhất là kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn. Đây chính là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất khi dịch bệnh bùng phát.

Mặc dù khó khăn chồng chất là thế nhưng các chủ kinh doanh, các chủ đầu tư bất động sản vẫn linh hoạt, cố gắng xoay chuyển tình thế sang một hướng ổn nhất có thể với hy vọng rằng nước Việt Nam sẽ nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh, hy vọng năm 2021 sẽ là năm bứt phá lớn của ngành bất động sản.

 

Posted in TIN TỨC

Tin tức khác