Giai đoạn 1995 – 1998: Thời kỳ cực thịnh của bất động sản Việt Nam
Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn đáng nhớ nhất của bất động sản nước nhà. Vào năm 1995, là năm đánh dấu cột mốc phát triển đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam chúng ta. Khi cùng lúc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập vào cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Đây chính là khoảng thời gian cực thịnh của bất động sản, GDP tăng trưởng khá mạnh, điều đó khiến cho người dân tin vào một tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh. Do bắt đầu mở cửa hội nhập, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra năm 1997 – 1998 ở khu vực Châu Á cũng có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam.
Giai đoạn 1998 – 2008: Bất động sản sốt giá
Ở thời điểm này, Việt Nam được xem như con hổ kinh tế trong tương lai gần, với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức 396 USD vào năm 2000. Theo dòng chảy của nền kinh tế và những chính sách vĩ mô của Chính phủ, thị trường bất động sản cũng đã trải qua khá nhiều thăng trầm.
Đây là khoảng thời gian cực thịnh của bất động sản, GDP tăng trưởng khá mạnh khiến cho người dân tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh. Do bắt đầu mở cửa hội nhập, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra năm 1997 – 1998 ở khu vực Châu Á cũng đã tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam.
Giai đoạn 2008 – 2018: Ấm dần và tan băng
Vào giữa năm 2008, chu kỳ kinh tế lại một lần nữa lao dốc rất nhanh, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường bất động sản. Ở Việt Nam, nhà đất sụt giá, giảm ước tính 30 – 40% chỉ trong thời gian rất ngắn.
Và kể từ năm 2012, các cơ quan quản lý đã rất nỗ lực ban hành khá nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm mục đích thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Kết quả là thị trường bắt đầu có những chuyển biến rất tích cực.
Thị trường lúc này đã “ấm dần” và “tan băng”, có xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ. Đồng thời, những người quan tâm đến bất động sản cũng chứng kiến sự bùng nổ ở các phân khúc cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng.
Giai đoạn 2018 đến nay: Thách thức nhiều hơn
Theo như số liệu mới nhất cho thấy rằng hiện tại nền kinh tế của Việt Nam đang tiếp tục đứng rất vững với một nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu ở mức cao trong hai năm trở lại đây.
Thực tế cho thấy rằng 25 năm vừa qua cũng đã phần nào chứng minh được ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Có thể khẳng định rằng bên cạnh đầu tư vàng, bất động sản đã đang và sẽ là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất.
Thật vậy, nhìn chung qua các giai đoạn nêu trên, chúng ta cũng đã thấy được rằng 25 năm qua Việt Nam ta đã gồng mình chinh chiến để nâng tầm bất động sản ngày nay vươn đến một tầm cao mới, vẻ vang hơn, phát triển hơn.